7 giai đoạn trong dự án kết cấu thép nhà xưởng

Kết cấu thép nhà xưởng là sự lựa chọn đầu tiên và phổ biến của các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư muốn xây dựng nhà máy tại Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 7 giai đoạn chi tiết trong dự án kết cấu thép nhà xưởng.

Giai đoạn đầu tiên – Thiết kế ý tưởng kết cấu thép nhà xưởng

Đây là giai đoạn mà ý tưởng thiết kế kết cấu tổng thể được hình thành và các khía cạnh về khả năng xây dựng được xem xét cụ thể. Trong giai đoạn này, các kỹ sư thiết kế của chúng tôi sẽ gặp gỡ trực tiếp khách hàng và trình bày thiết kế tổng quan, các hạng mục liên quan và tiến độ công việc.

Giai đoạn thứ 2 – Phát triển Thiết kế chi tiết

Bước vào giai đoạn này, đội ngũ quản lý dự án sẽ bắt tay vào lập kế hoạch chi tiết để dự án xây dựng kết cấu thép nhà xưởng có thể bắt đầu. Từ đó, đội ngũ thiết kế sẽ thực hiện các bản vẽ kết cấu chi tiết cho sản xuất và lắp dựng theo tiến độ đã lập.Giai đoạn này đồng thời hoàn thiện hồ sơ thiết kế kết cấu và quy hoạch xây dựng tổng thể.

Các bản vẽ nhà xưởng kết cấu thép cho dự án sau khi thiết kế sẽ được kiểm tra, kiểm soát và phê chuẩn từ trưởng phòng thiết kế, trưởng ban dự án, khách hàng và bên thứ ba nếu có.

Giai đoạn thứ 3 – Sản xuất kết cấu thép tại nhà máy

Ở giai đoạn này, các cấu kiện của dự án sẽ được gia công tại nhà máy của nhà thầu kết cấu thép. Đây cũng là điểm khác biệt của kết cấu thép nhà xưởng so với phương pháp truyền thống như bê tông hoặc gỗ. Tất cả thành phần của nhà xưởng, từ khung chính, kèo thép, mái tôn, phụ kiện bu lông ốc vít đều được sản xuất và kiểm tra chất lượng tại nhà máy trước khi chuyển ra công trường. Bằng cách này, dự án có thể kiểm soát tốt chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm lắp dựng và tiết kiệm thời gian xây dựng đáng kể.

 Giai đoạn thứ 4 – Chuẩn bị lắp dựng tại công trường nhà xưởng

Bước qua giai đoạn thứ 4, kỹ sư trưởng dự án sẽ xem xét các loại và tuyến đường vận chuyển, lịch trình giao hàng, xử lý sản phẩm cấu kiện thép liên quan đến việc bốc dỡ và xử lý tại công trường. Đồng thời, đội lắp dựng cũng cần xem xét các yếu tố liên quan đến mặt bằng công trường:

Việc lắp dựng ở công trường đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và chi tiết mặt bằng thi công

  • Điều kiện địa điểm bao gồm địa hình, thời tiết hiện tại và các điều kiện khác

  • Đánh giá địa kỹ thuật để xác định xem mặt bằng xây dựng có phù hợp để bảo quản và lắp dựng kết cấu thép bao gồm vận hành các trang thiết bị lắp dựng (ví dụ: cần trục, bệ làm việc trên cao)

  • Đánh giá kỹ thuật kết cấu để xác định khả năng chịu tải trọng tạm thời của các kết cấu hiện có

  • Đánh giá kỹ thuật kết cấu của nền móng và vị trí định vị bu lông móng

Giai đoạn thứ 5 – Vận chuyển kết cấu thép đến công trường

Giai đoạn khi thép kết cấu đã hoàn thành thiết kế và chế tạo tại nhà máy, đồng thời vượt qua vòng kiểm tra chất lượng của team QC. Các công tác hậu cần bao gồm vận chuyển đến địa điểm đã được xem xét và đồng ý. Các điểm cần lưu ý trong vận chuyển:

  • Tiến độ giao hàng phù hợp với trình tự lắp dựng thép

  • Phương thức và loại hình vận chuyển đến địa điểm bao gồm tuyến đường giao hàng và quản lý giao thông

  • Các vấn đề về an toàn khi vận chuyển và dỡ hàng container

Cấu kiện sau khi hoàn thiện sẽ được vận chuyển đến công trường một cách cẩn thận

Giai đoạn thứ 6 – Lắp dựng

Giai đoạn mà quá trình lắp dựng hàng ngày được thực hiện. Trong đó việc lắp dựng được chia thành các ca và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lắp dựng nhà thép, an toàn lao động tại công trường.

Giai đoạn thứ 7 – Nghiệm thu và bàn giao

Ở giai đoạn này, kết cấu thép nhà xưởng đã hoàn thành việc lắp dựng tại công trường. Việc nghiệm thu và bàn giao sẽ được thực hiện giữa các bên, xác định bằng văn bản cụ thể. Bên cạnh đó, nhà thầu cũng sẽ trao cho chủ Doanh nghiệp chứng nhận bảo hành và bảo trì nhà xưởng tùy theo chính sách của Công ty.

Bài viết liên quan

Kết cấu khung thép mái tôn nhà xưởng

Kết cấu khung thép mái tôn là mô hình nhà xưởng khung thép mái tôn nhằm mục đích bảo vệ nhà xưởng khỏi tác động của môi trường như nắng, mưa trực tiếp ảnh hưởng […]

Vai trò bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản

Vai trò bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản

Bản vẽ kết cấu nhà xưởng là gì? Bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản là một công cụ hữu ích giúp chủ đầu tư và nhà thầu có thể nắm rõ chất lượng […]

Quy trình tính liên kết kết cấu thép

Quy trình tính liên kết kết cấu thép

Tính liên kết trong kết cấu thép là một trong những bài toán thiết kế quan trọng và phức tạp nhất trong thiết kế tính toán kết cấu thép với nhiều quy trình và phép […]

Cách bóc tách khối lượng kết cấu thép nhà xưởng

Cách bóc tách khối lượng kết cấu thép nhà xưởng

Bóc tách khối lượng kết cấu thép nhà xưởng là cách đơn giản nhất để tính toán chi phí xây dựng. Việc lên kế hoạch kết cấu thép nhà xưởng chính xác và đúng tiêu […]