Phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chế

Phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chế

Phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chếThấm dột mái tôn là tình trạng thường gặp tại các nhà xưởng thép tiền chế, đặc biệt là với một quốc gia khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Tình trạng này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như tính thẩm mỹ của các nhà xưởng, xí nghiệp. Dưới đây là các phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dột mái tôn

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mái tôn bị dột như:

  • Quá trình thi công lắp đặt mái tôn không đạt chuẩn kỹ thuật
  • Vật liệu tôn lợp mái kém chất lượng, nhanh hỏng
  • Ảnh hưởng của thời tiết, nước mưa có thể gây ăn mòn mái tôn
  • Mái tôn bị thủng, trầy xước làm nước dễ thấm vào trong

Quy tắc chung để phòng chống hoặc xử lý thấm dột

Thay thế hoặc gia cố đinh vít cho mái tôn

Cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống đinh vít mái tôn, thay mới các đinh vít bị rỉ sét, gia cố, vặn chặt đinh vít bị lỏng. Trong tình trạng đinh vít lỏng do các lỗ đinh vít bị rộng, nên bắn keo hoặc dùng miếng dán chống dột.

Khi tiến hành sửa chữa, tránh tháo vít ra đồng loạt, nếu không mái tôn sẽ không đủ độ  vững chắc, làm lệch các vít, làm giảm hiệu quả chống thấm.

Phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chế
Phương án xử lý thấm dột nhà xưởng thép tiền chế

Sử dụng sơn chống thấm

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp phổ biến để phòng chống và khắc phục tình trạng mái tôn bị thấm dột. Các loại sơn chống thấm có khả năng kháng kiềm, kháng hóa chất và bám dính tốt, tạo lớp bề mặt bảo vệ để kéo dài tuổi thọ cho mái tôn. Vì vậy, loại sơn này có thể bảo vệ bề mặt mái lợp tôn dưới điều kiện khắc nghiệt của thời tiết cũng như giúp tăng tuổi thọ cho mái tôn.

Bên cạnh đó, sử dụng sơn chống thấm là một giải pháp tối ưu thời gian và tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ giá thành rẻ và quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng.

Phương án xử lý thấm dột với các tình trạng cụ thể

Với mái tôn bị thủng

Với những lỗ thủng nhỏ: dùng keo silicone hoặc xi măng đắp lại. Nếu kích cỡ lỗ thủng không to hơn vít lạnh, có thể bắn một vít lạnh vào lỗ thủng trước khi thực hiện bơm keo.

Với những lỗ thủng lớn: lấy một miếng tôn có kích thước rộng hơn lỗ thủng khoảng 10cm. Sau đó làm sạch bề mặt khu vực tôn cần chống thấm và dùng keo để dán cố định miếng tôn vào vị trí bị thủng.

Với tôn bị gãy sóng

Ở vị trí sóng tôn bị gãy, cần khoan đinh vít vào sóng nổi và cột lại bằng dây kẽm, sau đó kéo từ từ để chỉnh lại vị trí những phần tôn bị biến dạng, gấp khúc trở về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, nếu phần tôn bị gãy đã bắt đầu bị thấm dột, tiếp tục thực hiện các biện pháp chống thấm. Trong quá trình sửa chữa, để tránh tình trạng biến dạng nghiêm trọng hơn, cần đảm bảo hạn chế dẫm đạp lên vị trí tôn bị gãy.

Thấm dột mái tôn ở vị trí tiếp giáp

Vị trí tiếp giáp là vị trí các mái tôn gối lên nhau hoặc vị trí khe tiếp giáp giữa mái tôn và tường nhà xưởng. Đây là những vị trí thường xảy ra thấm dột do nước dễ len lỏi vào.

Giải pháp cho tình trạng này chính là sử dụng keo silicon bắn vào 2 đầu của điểm tiếp giáp và lèn, giữ bằng vật nặng để cố định lại vị trí cho đến khi keo khô lại.Nếu khe tiếp giáp đã bị gỉ sét, nên sử dụng 1 tấm tôn mới (rộng khoảng 1m) chồng lên vị trí tiếp giáp, cố định lại bằng keo và đinh vít.

Bài viết liên quan

Vai trò bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản

Vai trò bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản

Bản vẽ kết cấu nhà xưởng là gì? Bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản là một công cụ hữu ích giúp chủ đầu tư và nhà thầu có thể nắm rõ chất lượng […]

Phần mềm tính toán, thiết kế kết cấu thép chuyên nghiệp

Phần mềm tính toán, thiết kế kết cấu thép chuyên nghiệp

Bạn đang tìm phần mềm tính toán, thiết kế kết cấu thép chuyên nghiệp, dễ sử dụng và giá cả phải chăng nhưng có quá nhiều lựa chọn? Tính toán kết cấu thép Việt Phát […]

Kết cấu khung ngang nhà công nghiệp tiền chế

Kết cấu khung ngang nhà công nghiệp tiền chế

Kết cấu khung ngang nhà công nghiệp tiền chế là một loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các nhà công nghiệp. Kết cấu này bao gồm các cột và dầm […]

Quy trình tính liên kết kết cấu thép

Quy trình tính liên kết kết cấu thép

Tính liên kết trong kết cấu thép là một trong những bài toán thiết kế quan trọng và phức tạp nhất trong thiết kế tính toán kết cấu thép với nhiều quy trình và phép […]