Nguyên tắc tính toán kết cấu thép

Nguyên tắc tính toán kết cấu thép

3 nguyên tắc tính toán kết cấu thép quan trọng

Nguyên tắc đầu tiên khi tính toán kết cấu thép là lập sơ đồ kết cấu công trình nhà kết cấu thép dựa trên những yếu tố cơ bản sau:
  • Quy mô công trình: kích thước, điều kiện tác dụng tải trọng, mục đích và thời hạn sử dụng,… được xác định theo yêu cầu sử dụng và phân bổ công nghệ.
  • Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và vật tư thực tế của công ty.
  • Điều kiện thực tế của nền móng và tác động dự kiến đến từ môi trường.
Sơ đồ kết cấu trong tính toán kết cấu thép
Sơ đồ kết cấu trong tính toán kết cấu thép
Nguyên tắc thứ 2 là xây dựng mô hình tính kết cấu thép dùng để tính toán và phản ánh chính xác trạng thái làm việc của kết cấu thép ở thời điểm đang dự kiến. Theo tiêu chuẩn, mô hình tính toán cần đảm bảo các yêu cầu khắt khe: trạng thái làm việc, khả năng chịu lực và trạng thái làm việc an toàn. Bên cạnh đó kỹ sư cần đảm bảo mô hình được xây dựng đơn giản để việc thiết kế dễ dàng.
Nguyên tắc thứ 3 và cũng là nguyên tắc cuối cùng: tính toán kết cấu thép chính. Kỹ sư thiết kế cần giả định các thông số tiết diện, độ cứng kết cấu và các bộ phận chi tiết dựa trên mô hình tính toán. Sau đó ta dùng giả định đó và lý thuyết tính toán kết cấu thép để kiểm tra xem sự làm việc giữa kết cấu và chi tiết theo nhóm trạng thái giới hạn đã đúng tiêu chuẩn chưa.
Nguyên tắc tính toán kết cấu thép
Nguyên tắc tính toán kết cấu thép
Lưu ý quan trọng: Bên cạnh các yếu tố trên, nguyên tắc tính toán kết cấu thép còn dựa trên điều kiện của hai nhóm trạng thái giới hạn chính là khả năng chịu lực và độ biến dạng.
  • Khả năng chịu lực bao gồm các trạng thái giới hạn về sự ổn định của công trình. Trong trường các thông số hợp vượt quá các giới hạn thì sẽ dẫn đến kết cấu không thể sử dụng được nữa hoặc dễ bị hư hỏng.
  • Độ biến dạng là tổng hợp các trạng thái giới hạn của góc xoay, độ võng và các thông số về dao động được quy định sẵn nhằm đảm bảo các công trình xây dựng hoạt động ổn định và bình thường.

Một số lưu ý khi tính toán kết cấu thép

Khi tính toán tiết diện cho kết cấu thép, kỹ sư phụ trách nên tính thép cho tất cả trường hợp tổ hợp theo cả nội lực hay theo tải trọng được xem xét. Từ đó đưa ra lượng thép yêu cầu dự kiến cần thiết để xây dựng, tránh dự toán hao hụt hoặc dự toán thừa làm lãng phí.
Người thực hiện cần tìm ra những trường hợp bất lợi có thể xảy ra cho từng vị trí của các cấu kiện. Từ đó có thể xác định được hàm lượng thép và bố trí thép cho công trình sao cho giải quyết được những khả năng ấy.
Trên đây là 3 nguyên tắc tính toán kết cấu thép và một số thông tin liên quan mà Việt Phát muốn chia sẻ đến quý vị độc giả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng tính toán và dự kiến công trình chính xác hơn. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP VIỆT PHÁT

Nhanh chóng – Chính xác – Chuyên nghiệp

Địa chỉ: Số 4 đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 094.171.3579

Email: Nhubaothanh2019@outlook.com.vn

Website: tinhtoanketcau.com

Bài viết liên quan

Bu lông neo là gì? Tầm quan trọng của bu lông neo

Bu lông neo là gì? Tầm quan trọng của bu lông neo

Bu lông neo móng được xem là phần giúp kết cấu thép trở nên vững chắc hơn. Mức độ phổ biến của bu lông neo được ứng dụng trong hầu hết những công trình kết […]

Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng

Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng

Để biết được tính chất, ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng ta cần phân tích nhiều yếu tố như chất liệu, thiết kế, thi công để tìm […]

Quy trình kiểm soát chất lượng kết cấu thép

Quy trình kiểm soát chất lượng kết cấu thép mới nhất

Hiện nay, trong các công trình xây dựng, kết cấu thép đóng vai trò quan trọng ngày càng tăng. Từ các nhà kho, nhà xưởng, nhà máy hóa dầu đến các tòa nhà công nghiệp, […]

Kết cấu khung thép mái tôn nhà xưởng

Kết cấu khung thép mái tôn là mô hình nhà xưởng khung thép mái tôn nhằm mục đích bảo vệ nhà xưởng khỏi tác động của môi trường như nắng, mưa trực tiếp ảnh hưởng […]