Nhà tiền chế là loại nhà được chế tạo từ thép và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được tính toán từ trước. Quá trình xây dựng nhà thép tiền chế gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn thiết kế, gia công các cấu kiện, sau đó vận chuyển và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ phần kết cấu thép có thể tính toán trước và được sản xuất đồng bộ sẵn. Trong bài này, tính toán kết cấu thép Việt Phát sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách tính toán kết cấu thép nhà tiền chế.
Kết cấu nhà thép tiền chế
Để tính toán chính xác ta cần xác định kết cấu nhà thép tiền chế thường bao gồm 4 thành phần chính như sau:
-
Hệ khung chính (cột, kèo, dầm) với 2 loại thường thấy là khung đặc và khung bụng rỗng. Đây là phần quan trọng và đặc biệt nhất trong kết cấu của nhà khung tiền chế. Thông thường công trình sẽ sử dụng các cấu kiện thép có tổ hợp tiết diện I với bề cao tiết diện không thay đổi. Trước khi vận chuyển tới công trình, hệ khung chính thường được gia công theo bản vẽ kỹ thuật tại nhà máy.
-
Khung đặc là loại khung thường được tổ hợp lên từ thép tấm, sử dụng khi nhịp nhà 50-60m. Ưu điểm của loại khung đặc là giảm công chế tạo và vận chuyển, giảm chiều cao nhà. Để giảm lực xô ngang cho móng người ta thường thiết kế ở dạng khung 2 khớp, có thể đặt thanh căng nối hai khớp (thanh căng đặt ở dưới mặt nền).
-
Khung bụng rỗng là một dàn thép nhẹ dạng tiêu chuẩn. Bao gồm các cánh song song và hệ thống bụng hình tam giác. Thông thường khung này dùng làm thành phần cấu tạo thứ yếu và được chọn theo nhịp dầm giữa các gối tựa. Loại này thường dùng cho nhà nhịp lớn từ 100-150m. Việc sử dụng khung không khớp (ngàm với móng) hay khung hai khớp là tuỳ theo sơ đồ tính toán kết cấu nhà thép tiền chế. Vị trí đặt của hai khớp có thể ở móng hoặc đỉnh.
-
-
Kết cấu thứ yếu (dầm tường, xà gồ, thanh chống, hệ giằng,…) là những thanh thép nhẹ được đúc nguội hình chữ Z hoặc C hoặc các dầm bụng rỗng.
-
Tôn lợp mái và tole bao che.
-
Hệ thống nền móng là phần chịu lực chính cho toàn bộ nhà tiền chế thép. Tuỳ vào nhu cầu kỹ thuật mà sẽ sử dụng móng nông hay sâu. Đặc biệt những nhà tiền chế lớn, cao tầng cần làm móng sâu hơn để chống lật.
Tính toán kết cấu thép nhà tiền chế chính xác nhất
Nhà thép tiền chế, nhà xưởng công nghiệp, kho bãi là các công trình kết cấu khá quen thuộc, đã được tính toán, thiết kế, và lắp dựng từ hàng nhiều năm nay. Do thường xuyên có nhiều người làm việc, lại tập trung nhiều trang thiết bị máy móc, việc tính toán thiết kế kết cấu nhà thép tiền chế, liên kết một mặt phải thật sự an toàn, tiết kiệm, dễ thi công.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên có nhiều thay đổi đáng kể (tốc độ gió, bão, nhiệt độ môi trường), cộng với các trường hợp bất thường về cháy, nổ nên việc nắm vững tính toán thiết kế nhà tiền chế thép theo tiêu chuẩn hiện hành là hết sức quan trọng.
Trường hợp 1: Tải trọng tác dụng lên nhà xưởng bao gồm: Tự trọng bản thân + tải trọng do xà gồ, tôn lợp (lấy bằng 30 kg/m2);
Kết luận: Nhà xưởng đủ bền theo AISC 360-16
Trường hợp 2: Tải trọng tác dụng lên nhà xưởng bao gồm: Tự trọng bản thân + tải trọng do xà gồ, tôn lợp (lấy bằng 30 kg/m2) + hoạt tải tác dụng lên mái (30 kg/m2).
Kết luận: một số kết cấu Cột-Kèo không đủ bền theo AISC 360-16
Trường hợp 3: Tải trọng tác dụng lên nhà xưởng bao gồm: Tự trọng bản thân + tải trọng do xà gồ, tôn lợp (lấy bằng 30 kg/m2) + hoạt tải tác dụng lên mái (30 kg/m2)+ tải trọng do gió (50 m/s).
Kết luận: một số kết cấu Cột-Kèo không đủ bền theo AISC 360-16
TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP VIỆT PHÁT
Nhanh chóng – Chính xác – Chuyên nghiệp
Địa chỉ: Số 4 đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 094.171.3579
Email: Nhubaothanh2019@outlook.com.vn
Website: tinhtoanketcau.com